31 thg 1, 2009

Chúc mừng sinh nhật bố Hà




Bố Hà yêu quý!

Hôm nay là sinh nhật bố, nhưng đợt này lu bù Tết nhất hai quê, đúng hôm nay thì bọn mình mải dọn đồ từ quê về, rồi lại mải dọn đồ khi đã về đến nơi,... mệt phừ!!! Mẹ chả chuẩn bị được gì cho sinh nhật bố. Đừng giận nhé, mẹ toàn quà muộn với quà nhỡ thôi ấy mà!

Bọn mình ăn sinh nhật bố bằng bữa khai xuân đạm bạc ở nhà mình. Mọi thứ đều lấy sẵn mà ăn, không kịp chợ búa gì hết: canh cải cúc (rau sạch trồng cho Tôm, may làm sao qua 10 ngày đi vắng nó vẫn lên tươi tốt)với bột tôm sắt, lạc rang, ruốc thịt và dưa chuột muối. Mâm cơm thật lộm cộm, nhỉ, nhưng mà lại thấy vui đáo để. Vui hẳn hoi, không rõ vì sao... Bố rộn ràng đi khai rượu vang, Tôm xúc lạc măm măm còn mẹ thì xăm xăm chụp ảnh.

Đã thống nhất với nhau là ngày mai đi chơi bù bù, nhưng vẫn áy náy chút vì chưa có quà sinh nhật cho bố, đừng giận nhé, để mẹ tính... từ từ mẹ sẽ đền bù, hứa, thề, thề không để đấy!

25 thg 1, 2009

Giao thừa

Lan dau tien me cung nhu Tom duoc di choi giao thua, vui lam, dep lam, rat nhieu den troi!

Cây đào ngày Tết




Vì bố Hà về muộn nên mẹ đích thân đi mua cây đào bày Tết. Lúc đi thì mẹ đi cùng dì Dương, nhưng lúc về mẹ phải theo cây đào về bằng xích lô. Mấy thanh niên bên đường cứ chỉ chỏ: cây đào kia mới là đẹp kìa! Mẹ chưa kịp vênh mặt vì sung sướng chọn được cây đào đẹp (và rẻ) thì họ nói thêm: Đào thế Vân Dung hơi bị đẹp em ơi!!! Ôi trời! Hóa ra họ trêu mẹ gầy gò uốn éo cong queo như cây đào thế, ngồi trước cây đào thật, trên xích lô. Thế chứ, hừm!!!...

Tôm rất thích cây đào, nếu không canh chừng thì Tôm sẽ vặt ngéo hết. Mẹ chụp cho Tôm mấy kiểu ảnh Tôm cùng cô Hương trang trí cây đào Tết nhé! Khi nào rảnh rang mẹ sẽ post hình lại cẩn thận, giờ thì chỉ kịp đặt cục gạch thôi!

23 thg 1, 2009

Gói bánh chưng




Mẹ và Tôm về Tết muộn quá nên cứ lo là không được tham gia gói bánh chưng, nhưng lo bằng thừa, vì vẫn còn rất nhiều bánh chưng để... nghịch, nghịch thôi, vì có biết gói đâu mà!

Nhớ ngày nhỏ, mẹ thường chầu trực bên nồi bánh chưng để chờ bà ngoại vớt mấy cái bánh gù - bánh ấy nhỏ nên chóng chín, được vớt trước ăn trước, ngon lắm!

Khi lớn thì hay đến nhà bác Hưng meng gói ké, ngày ấy mẹ thân với bác Hưng meng, bác ngồi cùng bàn với mẹ mà. Bố Hà tuy không cùng bàn, nhưng cùng hàng khác dãy, mà hai dãy kề nhau, nên có khi tính "cự li" thì bố Hà còn gần mẹ hơn ấy chứ! Có điều mẹ hay cãi nhau với bố lắm. Cứ khi mẹ quay sang bác Hưng meng thì mẹ cười, còn quay sang bố Hà thì mẹ lại lườm với nguýt, thế nên bị bố gọi là "con DDiêu Thuyền"! Lâu rồi, không sang nhà bác Hưng meng gói bánh nữa, cũng thấy nhớ cái không khí đầm ấm rộn ràng ấy...

Mẹ chỉ kịp tham gia tí tẹo thôi, bằng việc rửa chút lá dong để gói 15 cái bánh "phát sinh". Tôm thì... tham gia tất tần tật, khâu nào của việc làm bánh chưng Tôm cũng sờ mó một tí: nhúng lá vào nước, lấy kéo cắt lá... cho tơi bời ra, rút lạt ra khỏi bó, buộc bánh, vật nhau với bánh ông vừa gói xong, chọc củi xem lửa cháy, xếp bánh chín ra ép,... Tất nhiên có cả phần ăn bánh nữa!

Công việc gói bánh không thong thả như mẹ vẫn từng ấn tượng, có thể vì mẹ chưa thấy gói nhiều bánh đến thế, ông nội Tôm gói bánh cho cả khu xóm và những người thân quen, khoảng gần 200 chiếc, thế nên ông phải làm thật nhanh gọn.

...bị ép đi ngủ rồi, có người dậy thay trông nồi bánh, đành phải out... mai post tiếp

Moi nguoi deu cuong cuong giup ong noi lam cho nhanh, me cha dam loi may anh ra chup du rat muon ghi lai nhung hinh anh tran day khong khi Tet nay. So ong lai mang cho, viec con chua het lai anh voi ot. Mai toi khi ong lam chiec cuoi cung, ong va moi nguoi deu vui ve ra mat, vui vi coi nhu da hoan thanh mot viec lon cua Tet, me moi dam lay may anh ra chup.

Day la tung buoc goi banh cua ong:

Dat day lat xuong khuon:

Dat la vao cac goc:

Lot la xuong day:

Mot bat gao voi:

Mot muoi do:

May mieng thit to:

Mot bat gao day:

Gap la lai:

Gap xong la nen that chat de chuan bi goi:

Buoc lat:

Tom dua ong cai lat nao:

Loay hoay lau the:

Duoc roi, ong cam on:

Them cai nua ong nhe:

Thoi ong du roi:

Xong, hi hi...

Nhung ma Tom van thich cho ong cai lat nua:

Ong khong lam thi Tom lam, Tom cung cho day xuong duoi banh, buoc, cung van van nhe, bo tay ra thi lat lai ban bung ra cho khac, the la Tom lai dung banh len, lai buoc, ha ha.....:

Ong cho cong la xuong day noi cho do khe banh:

Ba nhom lua dun cui nhe:

Con thua it do va gao nep co Huong nau che con chu Son vo lay dia thit de... nuong "lay suc trong banh chung", chu dang gap than cui sang mot bep khac:

Moi nguoi quay quan ben noi banh chung den 1h dem thi cat cu nhau trong tung gio mot, me trong den hon 3h sang, nhung me chi ngoi buon chuyen cho vui chu me khong phai dong tay vao dun cui, hay la them nuoc cho banh gi ca. Tuy vay me kip lam cai nay:

Day la vo do ma thim Huong dai suot may hom nay, thim dai cho do het vo, con me thi lam nguoc lai, me phai dai cho vo het do, de mai phoi kho lam ruot goi cho Tom:

Vua trong banh chung vua khau rat thu vi, cai goi cua Tom cung co hinh banh chung nhe! Khong phai ai cung duoc nhu vay! Gio khong may ai thuc trong banh chung nua ngoai nhung nguoi lam banh de ban. Me nghi the va thay rat hanh phuc! Du goi khau chua hoan thanh nhung dem qua Tom ngu rat ngon ben me va noi banh chung, chac Tom mo thay banh chung hay sao ma luc 3h Tom nhom day noi mo: an thit, an thit, an thit!!! Me dua bao: U, thit me day! Tom ti me va ngu tiep den 9h sang con chua day nay!

20 thg 1, 2009

Đôi yếm ăn

Đã xong đôi yếm ăn cho Tôm, thế nghĩa là mẹ vẫn nợ Tôm một chiếc yếm, và nợ mọi người nhiều ảnh vì chưa post kịp, biết làm sao được nhỉ, lát nữa bọn mình lên xe về Hạ Long rồi, đành phải để một chút lưu luyến của năm này vắt sang năm kia vậy!

Có rất nhiều kiểu yếm ăn dễ thương, nhưng mẹ thích kiểu này, vì dáng nó giản dị, chỉ là một cái khăn mặt khoét lỗ tròn làm cổ thôi, nhưng có thể trang trí thoải mái nếu... còn thời gian. Mẫu lấy từ cuốn sách dạy khâu mà bác Diệp tặng. Khỏi phải nói, những gì bác ấy làm, bác ấy tặng, hay bác ấy reo cảm hứng cho mẹ, đều là những gì hết sức tuyệt vời, tuyệt vời bởi sự dễ thương và thiết thực của nó!

Một chiếc khăn tắm mới dùng của bố Hà, bị thất lạc trong đám quần áo đi công tác, khi được lôi ra thì nó vẫn còn khá mới, nhưng bố đã mua cái khác thay thế từ lâu rồi, thế là mẹ tận dụng làm mặt trước của yếm, yếm ăn thì dùng khăn mặt rất hợp, có thể thấm tháp đồ ăn rơi rớt, và tiện thì lau miệng luôn.

Mặt sau cũng phải là vải thấm tháp, mẹ lấy từ miếng vải mẹ mua từ lâu, bị bố chê là màu thần chết (buồn) nên mãi mẹ chưa may vào cái gì được, mà có may đi nữa thì bố đã chê là phải tháo ra thôi. Thế mà lần này may vào yếm lại chả thấy bố nói gì!

Khi mẹ may xong chiếc đầu, Tôm nhất định không mặc thử, Tôm làm gì đã biết hình dung là trông nó giống cái gông cái cùm nhỉ, vì nó còn đơn điệu, chỉ có hoa văn bông hoa trên khăn mặt thôi. Nhưng khi mẹ thêu áp vải một con bướm lên thì Tôm giật bằng được, chưa khâu xong cũng đòi mặc, mặc vào rồi không cho cởi ra, cứ thế mặc yếm ngủ trưa, rồi mẹ lừa lừa ngủ say cởi ra mới được. Thế nghĩa là Tôm cũng thích trang trí cơ đấy, điệu lắm cơ!:

Cái yếm thứ hai thì mẹ khâu, thử xem có mềm mại hơn không, hóa ra nó nằm trong mẫu khâu thì hợp với khâu, đường nét chính xác hơn, mềm mại hơn, và... nhanh hơn là may máy. Lần này mẹ thêu (áp vải) hai con voi dẫn nhau đi chơi, voi con vắt vòi quấn đuôi voi bố cho khỏi lạc, ấy là mẹ mong Tôm với bố Hà như thế, thực tế thì Tôm chả ngoan đến thế đâu:

Mẹ sẽ mang đôi yếm ăn này về quê cho Tôm ăn Tết tha hồ vung vãi thức ăn mà mẹ không phải xót xa... dơ quần áo Tết. Phải out thật rồi, chúc cả nhà ăn Tết vui vẻ và ...ngon miệng nhé!!! Hẹn gặp lại năm mới với nhiều trò tỉ mẩn mới!!!

Rối thỏ bông

Hôm nay mẹ làm lại cho Tôm con rối thỏ bông, nhưng nó vẫn không thành công ở chỗ tai thỏ không thể nào dựng lên được. Hôm qua là mẹ tự vẽ, hôm nay làm lại theo nguyên mẫu nhưng vẫn rủ tai như thế, hay là... kiểu nó vậy nhỉ?!

Tuy vậy, Tôm thích con rối bông này lắm. Tôm thường yêu cầu thỏ bai bai thơm chụt và vỗ tay hoan hô, mà công nhận khi làm hai động tác này thì thỏ bông trông đáng yêu thật, sinh động hẳn lên, vừa có cái thú vị của một con thú bông, lại vừa có cái thú vị của một con rối. Mẹ nào thích thì làm cho các con nhé, link đây: http://www.sewing.org/html/washpuppet.html

Tôm biết cách sử dụng con rối này rất nhanh, mẹ chợt nghĩ ra là sẽ làm con rối bông nhỏ hơn cho vừa tay Tôm. Mẹ không nghĩ là Tôm lại có thể sử dụng con rối bao tay này được cơ đấy! Tôm chỉ được cái nhanh chân nhanh tay thôi, trộm vía, còn mồm miệng thì chán mù, răng mọc chậm, nói được ít, ăn thì biếng,...

Mỗi lần về quê, mẹ phải mang theo con gà bông (dì Hà tặng) để Tôm ôm bạn đi ngủ, nhưng e là lần này mẹ phải mang theo cả thỏ bông nữa, vì tối qua đi ngủ Tôm nhất định đòi ôm cả hai. Thôi thế cũng được, còn hơn là đôi lúc Tôm đòi cả hai bố mẹ cùng ôm Tôm thì Tôm mới ngủ, lùng cùng phiền phức ghê lắm!!!

p/s: máy ảnh đi vắng nên vẫn chưa post kèm hình, mọi người cứ hình dung là cái tai thỏ hơi bị đẹp, còn cái mặt thì xấu mù so với mẫu, nhưng vẫn đáng yêu, vậy nhé!

19 thg 1, 2009

Hành muối




Thế là mình không bị hỏng vụ hành muối lần đầu tiên, may quá!!!

Lúc chưa muối, thấy mọi người bày cách cầu kỳ quá đâm sợ. Hôm qua lần đầu tiên dám vênh tí, khi em Hồng hỏi chị ơi em chả biết làm đâu, muối khó lắm, làm hỏng thì ngại chết... Em đã làm đâu mà biết nó hỏng, cứ làm bừa đi, hỏng thì làm lại! Chị cũng cứ sợ mãi, rồi...chả sao cả!!!

Đúng là muối đơn giản thôi, ăn cũng... không sao cả Mình muối chồng (mình) ăn không chê là được!

Hành mua về rửa sạch, không cắt rễ bỏ vỏ gì cả, chỉ cần rửa sạch đất thôi. Ngâm nước gạo pha tí muối trong một đêm, vớt ra rửa sạch lần nữa, để ráo. Ngâm như thế cho hành bớt cay hăng và lại nhanh chua. Nhưng ngâm lâu quá thì hành nhạt đi. Ai thích ăn hành hăng hăng cay cay thì ngâm ít thời gian đi.

Sau đó cho vào liễn muối như muối cà (vẫn chả cắt rễ bỏ vỏ ngoài gì hết): pha nước mặn ngọt vừa ăn, hai phần nước lạnh một phần nước sôi, thêm 1 thìa đường và vài giọt dấm hoặc vài giọt chanh nếu không có nước dưa cũ, đổ ngập nước rồi nén hơi chặt hành bằng cách đậy hành bằng mấy cái đĩa đựng chén nhỏ. Đậy vung liễn hành rồi để chỗ ấm, gần bếp hoặc gần vỏ tủ lạnh. Mình hay để cạnh kiềng bếp, ngày ba bữa nấu ăn liễn hành cũng được ké tí lửa, cứ xoay đều liễn cho lửa ké đều. Nếu ai cảm thấy để thế vướng víu thì làm cách khác, trời lạnh thì lấy chậu nước nóng đặt liễn hành vào cho nó được ấm, nước nguội thì bỏ liễn ra ngay, ngày hai lần như thế là ổn, những hôm lạnh mà đi ăn trực (tức bếp nguội) thì mình phải làm như thế.

Muối khoảng 8 ngày thì được ăn. Ăn hành tới đâu thì mới cắt rễ bóc vỏ tới đó, thế là có hành trắng... tự nhiên! Khỏi phải ngâm nước tro nước triếc, phức tạp lắm! Chủ yếu là... ngại lắm! Tuy vậy cũng chưa dám chắc đĩa hành muối lần này thành công có phải là nhờ may mắn hay không, vì chưa dám muối lần hai!

17 thg 1, 2009

Chả rươi




Mấy hôm trước dở giời, đau đầu kinh khủng, may mà có một món ngon bù bù nên nguôi ngoai nhanh. Hi hi... không biết từ khi nào niềm yêu hoa lá chuyển sang ăn uống Hôm nay post lại hình chả rươi, ai sợ sâu thì không đọc tiếp nhé, hi hi, nhưng chắc chắn thế nào cũng có người thèm, lêu lêu.....

Rươi mua về vẫn còn nhúc nhích, màu xanh nhạt, chưa bị xanh đen cũng chưa bị đỏ nhiều.

Lúc rửa con rươi mà sai kiểu là thể nào cũng bị ăn... chả hôi, chả ngứa (bị một lần rồi ạ!). Đổ rươi vào bát nước lã to cho nó tự rửa nó, nó ngo ngoe suốt ấy mà, mình chỉ cần nhặt những cái không phải là rươi ra thôi, sau đó đổ ra rổ ráo nước, rồi lại thả vào tô nước nóng già (đừng lấy nước sôi nó sẽ chín quắt lại hoặc vỡ bụng ra đục ngầu nước), khuấy nhẹ cho nó rụng lông ngứa hay sao ấy thế nên nước ấm ấm vừa tay thì lông nó chả rụng cho, rồi đổ ra rổ, xối nước lạnh nhiều lần cho sạch lông đã rụng ra. Xong - phần ghê ghê!

Ba phần rươi một phần trứng gà, một phần thịt xay, một ít hạt tiêu, một ít bột canh thôi để còn chấm sau với bột canh vắt nhiều chanh, một phần vỏ quýt hơi se khô thái chỉ mỏng nhỏ nhưng dài gần bằng con rươi:

Photobucket

Mình đã thử cho thêm hành, thì là, lá chanh,... linh tinh theo google tìm được nhưng sau vài lần làm thì thấy chỉ cần vỏ quýt thôi, như thế mới còn nguyên vị rươi. Vỏ quýt giúp dễ tiêu hơn cái con rươi bổ béo này, giúp thơm và giúp mình lẫn lộn cảm giác cho đỡ sợ, khi nào nhìn thấy con rươi thì cứ tự nhủ là miếng vỏ quýt . Tuy hơi sợ hình con rươi nhưng mình vẫn thích đánh rươi vừa phải thôi, không nhuyễn quá. Lúc rán dày dày một tí thì phần rươi nhuyễn lắng xuống cũng tạo thành lớp vỏ bọc khá thẩm mỹ, không đến nỗi nhìn thấy con rươi ngo ngoe, hi hi....

Rán vàng nhỏ lửa và bày ra đĩa với húng quế, vỏ quýt cắt hoa:

Photobucket

16 thg 1, 2009

Chợ Pratunam

Bố và mẹ đều biết chợ Pratunam gần với chỗ bọn mình nghỉ ngơi, chỉ cần đi bộ thôi, cũng biết là ở đó có nhiều đồ phục trang nữ rất đẹp mà rẻ. Nhưng không nghĩ là nó lại gần quá thế!

Buổi dạo chơi đầu tiên của bọn mình hơi đói, vì vào gần bữa tối, mới đến nên háo chơi chả chịu ăn, cứ đi, đi suốt... Gần khách sạn có rất nhiều chợ và khu mua bán. Nhìn hoa cả mắt, đi mỏi cả chân. Bố bảo với mẹ: Bà thấy chưa, khỏi phải đi đâu xa, bà chỉ cần đi hết mấy chỗ xung quanh này là mệt đừ rồi.... Không, đã sang đến đây rồi thì phải đi mấy chợ lớn cho đã... Bà tham thế, bà đã mua hết mấy thứ ở đây chưa... Ơ anh hay nhỉ, chưa đi đã bảo chỉ cần loanh quanh đây thôi là sao, nhưng mà công nhận chợ của Thái bát ngát thật, ở đây đồ đã đẹp thế này, chắc chợ Pratunam thì đẹp lắm, rộng lắm, làm sao mà đủ sức đi hết nhỉ... Đấy, tôi đã bảo bà rồi mà, thôi dạo chơi tí thôi nhá, mai đi chợ cẩn thận thì mua sắm sau, giờ đi ăn tôi đói lắm rồi....

Bọn mình thèm ăn chè Thái, nên cứ nhăm nhăm vào mấy hàng ăn xanh đỏ tím vàng, rồi hoa mắt vào nhầm hàng kem, kem cũng ăn, nhìn hấp dẫn lắm, toàn hoa quả và màu sắc: Photobucket Photobucket

Mải ăn nên không chụp ảnh, lúc chụp thì chỉ còn cái cốc to rỗng không thôi, mẹ liểng rất nhanh, chỉ cho Tôm ăn một ít vì sợ Tôm viêm họng, nghe chừng Tôm còn thòm thèm lắm :

Photobucket

Ở quán kem này bố Hà hết sức tâm đắc với... cái yếm bằng nilon người ta buộc vào cổ Tôm cho đỡ rớt kem ra quần áo. Bố khen là hay, thông minh, hữu ích,... Mẹ thì ghê ghê, tự dưng buộc cái túi nilon vào cổ con gái dễ thương của người ta, khổ thân! Bố liền bảo: Thế bà làm bằng vải đi, bà cái gì cũng chê, mà chả làm cái gì vào cái gì.... Này này, mẹ nghe thế là giận lắm rồi nhé, nhưng không cãi lại vì đang ăn ngon, khi nào về Việt Nam rồi, việc đầu tiên mẹ muốn làm là mấy cái yếm cho Tôm. Kể ra thì bố có lý, Tôm đang tuổi tập xúc ăn, vung vãi ghê lắm, mà mấy cái yếm vừa xinh vừa hữu ích, sao mẹ lại lười thế không biết, mãi vẫn chưa làm cho Tôm. Mẹ nhớ là trong cuốn sách bác Diệp tặng cũng có dạy cắt cái yếm kiểu thế. Chỉ cần tìm mẫu thêu xinh xinh trang trí cho yếm thôi.

Lúc ấy mẹ đã lục lọi được trong đầu mấy mẫu thêu ưng ý rồi, đều gắn với kỷ niệm ở chợ Pratunam nhé: Một ly kem (tất nhiên rồi vì mẹ bị bố khích ở quán kem trong chợ ấy), một con tôm (vì bọn mình chén tôm nướng ở đó rất ngon, ngon khác hẳn vị tôm biển ở nhà, vừa ăn hết 300 nghìn một xâu trong quán thì bước ra cửa gặp hàng rong bán có 100 nghìn thôi , hớ quá, nhưng không sao vì công nhận ngon miệng), một con voi (bọn mình ưng một bộ váy áo chỉ vì nó thêu hình con voi nhưng đau sờ cau là hết size cho Tôm, mẹ bảo để mẹ làm cho một con như thế, "làm được thật không?"...."thật!"). Mẹ còn nghĩ ra ối thứ nữa, nhưng vấn đề là có làm hay không ấy chứ, không lại toàn... nghĩ để đấy!

Chiều tối hôm sau, khi đã đi bộ cả ngày mỏi nhừ chân ở hai nơi thú vị khác, bố Hà quyết định cho hai mẹ con thử đi xe tuktuk xem sao vì nghĩ rằng chợ Pratunam gần đây thôi. Xe tuktuk đi túc túc túc cục cục cục như là xe ngựa vậy, lắc khủng khiếp, nhưng mà vui, thoáng đãng, nhìn ngắm thoải mái. Có điều chỉ cưỡi xe được một tẹo thôi thì đã thấy nó dừng lại trước... quán kem hôm qua! Ối trời ơi, hai bố mẹ cười ngất ra , châu đầu vào nhau mà cười, cái tên chợ to lù thế này mà hôm qua không nhìn thấy, cảm ơn bác tuktuk nhé, 20 nghìn "tiền ngu "mà cười vui đáo để! Bảo sao cứ khen cái chợ này to thế, hàng đẹp thế,....

Công viên Dusit




Lẽ ra bọn mình đi thăm công viên lớn ở ngoại thành, nhưng vì hôm trước bị tắc đường một lần nên thấy sợ, sợ không kịp về lại nhỡ chuyến bay, nên chỉ đi được công viên Dusit trong nội thành Bangkok thôi. Công viên này không lớn hơn Thảo cầm viên ở Sài Gòn, hoa lá không đẹp bằng, nhưng các con thú thì đa dạng hơn, béo tốt hơn, và có vẻ sống tự nhiên thoải mái hơn.

Lúc chụp ảnh cho Tôm và mẹ với hoa leo (nửa hoa lan nửa hoa tigôn), bố Hà ngàu lên tức giận vì bảo mẹ sao không sạc pin cho máy ảnh. Bố hay thật đấy, rõ ràng là bố tranh cướp máy ảnh với mẹ để xem mấy kiểu đẹp bố chụp với Tôm, xem xong bố không sạc lại còn mắng mẹ, mẹ mệt phừ ngủ tịt từ lúc nào có biết đâu. Bố cố cự lại bảo: máy ảnh là nhiệm vụ của mẹ chứ! Hi hi... bố tự mặc định thế chứ, đúng là bố thì có ảnh ót bao giờ đâu, chụp cho người ta toàn kiểu xấu òm, chả có con mắt thẩm mĩ gì cả, nhưng mà ai chụp cho bố đẹp thì bố ngắm mòn máy ảnh ra, ngắm quên cả sạc pin, he he...

Vẫn còn may là chụp được vài kiểu với hươu cao cổ và ngựa vằn:

Có một kiểu bố cho là vớ vẩn còn mẹ thì thấy dễ thương vô cùng:

Trong lúc bố mẹ xem xiếc thú thì Tôm tha thiết nghịch đinh ốc bóng loáng lắp trang trí trên ghế ngồi. Bảo Tôm xem mấy con thú làm xiếc thì Tôm nhảy nhồng lên đòi bay, đòi trèo, đòi nghịch y như mấy con thú đó vậy. Thế là bố mẹ ngán ngẩm bảo thôi Tôm cứ nghịch đinh ốc đi cho bố mẹ nhờ, để bố mẹ xem cho hết còn ra cho nhanh.

Vẫn hơi tiếc vì chưa kịp sang bên khu gấu với voi và nhiều thú khác, mới đi được một nửa công viên thôi, phải về còn măm trưa ra sân bay sớm. Công nhận là đi chơi kiểu Tây ba lô thú vị thật, té ngang tạt ngửa thảnh thơi vô cùng. Đôi khi lòng thòng thời gian quá mà lại thấy tiếc vì chưa ngắm cho hết. Nhưng biết đâu như thế lại hay!!!

Cung điện Hoàng gia và chùa Vàng




Đến Thái ai cũng đi thăm Cung điện Hoàng gia và chùa Vàng. Nhưng với cả nhà mình thì hình như không ai có cảm giác đây là chùa hay là cung điện gì cả, chỉ giống như là một nơi trang trí nhiều màu sắc thôi, nói thế người Thái biết được họ có giận không nhỉ . Nhưng họ chả trách được mình đâu, vì: với Tôm sân cỏ có khi còn thích hơn điện ngọc, với mẹ thì chùa mà không có thiên nhiên u tịch thì coi như..., với bố Hà thì... xem lại lần 2 tất nhiên bớt háo hức hơn so với lần đầu bố đã từng qua đây.

Phải kể theo trình tự cho đỡ quên chuyện mới được, đẻ xong Tôm là mẹ dễ lẫn lắm, híc...

Đầu tiên bọn mình liều gọi taxi dọc đường, vớ được một anh xe hồng, quàng khăn hồng, trưng bày micky váy hồng và đủ thứ màu hồng trên xe. Anh chàng tài xế này khá dễ thương, khiến cho mẹ hơi gây gây một chút vì sợ là anh ta gay, nghe nói ở Thái chuyện đó thường mà . Nhưng anh ta rất tử tế, không đưa đi vòng vèo, không tính giá cao, rẻ lắm, đi rõ xa chỉ mất 80 bạt (tương đương với 40 nghìn). Dễ thương nhất là lúc bố Hà đưa tờ 100 bạt không lấy lại tiền lẻ, anh ta mừng húm ra mặt và cười hi hi hồn nhiên như trẻ con được kẹo. Lúc ấy mẹ nghĩ lần sau cứ gọi xe taxi hồng và tài xế quàng khăn hồng mà đi, vì thể nào đó cũng là những người yêu cái đẹp, yêu trẻ con, và yêu ... xiền một cách hồn nhiên không tính toán vụ lợi!

Khi tới nơi, Tôm tỏ ra rất hứng thú, không phải với cảnh chùa chiền và cung điện màu sắc tươi vui đang hiện dần lên, mà là khoái chí với... cái dây xích sắt hàng rào! Tôm đu đưa với nó và luôn mồm đọc: xích đu - xích đu - xích đu đu... :

Photobucket

Bố phải cắp Tôm lên mà đi, không thì Tôm cứ la cà vào mấy chỗ hàng rào, viên sỏi, hay cái gì đó nhí nháu thôi:

Photobucket

Trong khi mẹ lác mắt ra với cảnh vật rực rỡ sắc màu của những miếng gốm sứ sặc sỡ ghép thành tràng hoa nhâu nhi thì Tôm chỉ trực bới tóc mẹ ra lấy cái trâm mà nghịch:

Đây là cảnh mẹ bảo Tôm ơi, lát mẹ bế con ra ngắm chùa Vàng thì con giả vờ sờ vào rồi bấu cho mẹ một ít vàng nhé! :

Photobucket

Tôm chạy loăng ngoăng khắp mấy dãy tranh tường dài ngoằng, chắc chả hiểu gì, bố mẹ cũng còn chả hiểu nữa là, chỉ thấy vàng dát lấp la lấp lánh thì thích:

Đến chỗ này thì Tôm hơi ghê ghê, Tôm bảo mẹ "sợ không?":

Photobucket

Mẹ thấy hơi sợ thật, mẹ chưa nhìn thấy chỗ nào người ta lại vẽ "giống cái" như thế cả, hình ảnh phù thủy hay yêu tinh làm mẹ ghê ghê nhưng cũng không làm mẹ vừa ghê ghê lại thương thương như thế này, hai bầu ti rất chi là "bà mẹ" mà sao cái mặt vẽ ghê quá!!! Chắc mẹ không hiểu ý nghĩa của nhân vật nên mới có cảm giác ấy, cái này là do mẹ không chịu đọc kỹ trước khi đi tham quan!

Tôm chạy nhí nhố mãi, chỗ nào cũng xông vào trước, lại thích leo cầu thang, mẹ giữ Tôm rồi đuổi theo Tôm cũng mệt phừ ra:

Photobucket Photobucket

Cuối cùng nàng ta cũng mệt phừ theo mẹ, hết vòi bố cho uống nước lại nằm xoài ra chỗ nghỉ chân mà ngơi, làm như đây là giường của nhà nàng không bằng:

Photobucket Photobucket

Thậm chí ép đi thêm chút nữa thì Tôm sẵn sàng nằm ra sân ăn vạ, dụ mãi không đứng lên, bố Hà chán không thèm dỗ dành nữa:

Mẹ phải dụ ăn kẹo, dụ xem voi thì Tôm mới nghe, Tôm thích con vật lắm, dù là bằng tượng, Tôm trèo lên vai lên cổ mẹ trực sờ vào tượng con voi đứng trước cung điện:

Photobucket

Lúc đi qua cổng cung điện vua Thái đang ở, mẹ dạy đùa Tôm nói: Vua ơi! Mở cửa đi! Tôm vào xem tí! Tôm cũng nói theo, ngọng líu ngọng lô, buồn cười quá không chụp được ảnh!

Chùa và cung điện cao to nhưng lại san sát bên nhau, rất khó chụp ảnh, chụp toàn mất chóp thôi, vả lại xen giữa các kiến trúc không thấy có không gian thiên nhiên, thành ra đẹp thì có đẹp mà vẫn thấy thiêu thiếu sao đó... May quá, có một chậu hoa nhỏ nở bông súng tím dễ thương, Tôm cứ đòi vặt nên mẹ phải giữ Tôm cho chặt:

Photobucket

Chỉ được thơm thơm thôi nhé:

Photobucket

Không ngờ là chỗ cảnh vật hài hòa thiên nhiên nhất và chụp ảnh thoáng đãng nhất lại là chụp từ... toilet, he he, không nói chắc không ai biết:

Photobucket

Lên xe về rồi vẫn còn nhìn thấy thấp thoáng những tháp nhọn vàng rực rỡ và nhiều sắc màu của kiến trúc cổ kính điệu đà nơi đây. Bố Hà bảo ai đã đi mấy chùa thế này rồi thì chả muốn ngắm chùa Việt Nam nữa, bố nói xong biết lỡ mồm lại nói lại, bảo dù sao mỗi chùa cũng có một kiểu đẹp riêng, chùa Thái đẹp kiểu trang trí màu sắc, còn chùa của mình thì thâm u phong vị Thiền, hài hòa với thiên nhiên và dễ thở hơn (trừ những nơi người ta thắp hương nhiều quá!).

Chợ Chatuchak

Từ Siam Paragong, bọn mình đi sky train thẳng một mạch tới chợ Chatuchak, rất tiện lợi và nhanh chóng, lại còn tranh thủ ngắm thành phố Bangkok từ trên cao nữa, cũng chỉ với 35 nghìn thôi, rất rẻ, so với giao thông Việt Nam.

Có một chút ngục ngặc khi nhà mình xuống tàu. Đó là Tôm đi chơi mệt lừ rồi, lăn ra ngủ trưa trên tay bố. Mẹ thì háo hức chui ngay vào chợ, nghe nói toàn đồ thủ công tỉ mẩn thú vị lắm. Bố Hà thì... mỡ cắn nên cáu nhàu nhàu, trời nóng mà, đi giữa trưa! Bố đòi ngồi nghỉ ở cầu thang ga tàu điện ngầm cho mát, còn mẹ thì đòi vào nghỉ ngơi chút dưới cây xanh hít khí trời ở công viên cùng tên với chợ, ngay cạnh chợ. Thế là cắn nhau ngàu ngàu mất hơn nửa tiếng, thời gian ấy thì Tôm vẫn ngủ, vẫn mát, vẫn không quan tâm đến ô nhiễm tiếng ồn cho lắm, nhưng mà cả bố và mẹ thì như nổi sung lên rồi, ức chế ức chế ... Bố với mẹ từ bé đã thế rồi, cắn nhau như chó với mèo ấy, chỉ ngồi gần nhau được vài tiếng thôi, lâu hơn là cắn nhau... Sau cùng bố yêu cầu mẹ lên tham thính xem ở công viên Chatuchak người ta nghỉ ngơi có đông quá không, có chỗ nào nằm xoài ra được không (he he bố cũng mỏi nhừ chân), có chỗ nào bán đồ ăn không, có nắng không, v.v.v... Mẹ dạo một vòng, rất sung sướng vì tìm được chỗ nghỉ dễ dàng, mua được túi xoàn ròn khực, và sung sướng hơn nữa là vì mẹ đã dùng được tiếng Anh củ chuối của mẹ để giả giá thuê một cái chiếu thích vác đi đâu trong công viên cũng được, ngồi nằm tùy ý!

Khi bố mẹ vừa dàn hòa xong với một túi xoài ngon và hai chân duỗi thoải mái (bấy giờ mới hiểu sao ở Thái có nhiều chỗ masage chân đến thế!) thì Tôm cũng vừa tỉnh dậy. Tôm rất chi hứng thú, đuổi theo đàn bồ câu và gọi: gà ơi! gà ơi! gà...gà....!!! Mẹ mua cho Tôm một túi thức ăn của chim, dạy Tôm nói đúng hơn: Chim ơi! Chim ăn đi!... Nghe chừng không chỉ Tôm thích mà cả bố và mẹ đều thích:

Nghỉ ngơi thoải mái quá, không muốn đứng lên, lúc đứng lên được thì còn chút ít thời gian vào chợ thôi. Chợ Chatuchak bán buôn, nhiều hàng, đủ loại, rẻ và đông lắm. Người đi sin sít sin sít. Thanh niên nam nữ đi thì vui, vì không dưng cũng được sát cạnh nhau chứ vác trẻ con như Tôm đi thì hơi thương, sợ ngột ngạt và nhức nhối mắt, không nhìn được cái gì vào cái gì. Bố toàn chen ra chỗ nào thoang thoáng một chút mà xem, mà những chỗ như thế thì tất nhiên ít thứ đẹp hơn.

Nhưng mẹ vẫn thấy mê mẩn mê mẩn.... Có cảm giác như bao nhiêu đồ thủ công craf mẹ mày mò dòm ngó trên mạng đều đang sống động nhúc nhích ở cái chợ này hết, từ thượng vàng đến hạ cám. Cảm thấy cuộc sống là craf, hơi thở là craf, craf là tất nhiên là hồn nhiên là dĩ nhiên vậy.... Thú bông, vòng vèo, hoa lá, đan móc, khâu vá, thêu thùa, tết dây, và ti tỉ thứ khác mẹ chưa biết nó thuộc loại craf gì cứ bày la liệt ra, hấp dẫn vô cùng tận.... Tiếc là chợ đông quá, bố Hà không cho mẹ lấy máy ảnh ra chụp, lớ ngớ bị giật thì tèo, đồ đi mượn ngại lắm! Tiếc nữa là không còn nhiều thời gian, phải cho Tôm về nghỉ ngơi măm măm, không thì tối không còn sức đi chơi tiếp!

Cũng may mẹ kịp chụp 2 cái ảnh dễ thương này (trước khi bố quát cất ngay máy ảnh đi!):

Lúc Tôm nhìn thấy hai cái ghế hình con thú dễ thương, Tôm dừng lại, ngồi điềm nhiên lên một ghế, chỉ tay vào một ghế bảo: Ngồi Hà đi! (Tôm toàn nói ngược, ý Tôm là bố Hà ngồi đi!). Bố bảo bố to lắm không ngồi ghế ấy được, cất đi nhé... Tôm giật lại bằng được, Tôm thích cái ghế ấy, không chịu trả người bán hàng. Mẹ bảo để về mẹ thiết kế, còn bộ mang đi mà đóng cho Tôm cái ghế như thế nhé, bố bảo ừ, thấy Tôm thích bố Hà chỉ muốn làm ngay cho Tôm cái ghế như thế, rồi xem hai cái con người này có thất hứa nữa không Tôm nhé!!!

Bye bye Chatuchak, mẹ chỉ tiếc không có nhiều thời gian để ngắm, không đủ thảnh thơi để dừng lại mua sắm mấy thứ tỉ mẩn, không còn thời gian để quay lại lần hai,... còn bố Hà tiếc cái con rồng tết dây đắt quá chứ không thì bố mua luôn (500 nghìn một con bé xíu 20cm). Tôm thì sao nhỉ? Mẹ tin Tôm tiếc không vác được cái ghế về, chỉ là Tôm không nói được ra như thế thôi!