Hai hôm nay bạn bè gọi điện hỏi mình, đứa nào cũng: Ê mày, bánh trưng hay bánh chưng? bánh giày hay bánh dày? Mình trả lời: Bánh chưng và bánh giày. Thế là ngay lập tức đứa nào cũng: Sao lại thế? Thầy mày dạy mày thế à? Mày tra từ điển nào? Ngày xưa sách giáo khoa có thế đâu?... Thậm chí có đứa còn bảo: Mày thấy chỗ nào giải thích thuyết phục thì gửi link tao nhé!
Hỏi miết, thế là mình băn khoăn tệ, là vì mình giáo viên Ngữ Văn thật nhưng "mất dạy" gần chục năm rồi, chữ nghĩa rơi hết cả, cũng lo, thế là cẩn tắc vô áy náy cũng vào google tra xem sao... Tra xong muốn có một số điện thoại để: Alo! Ê mày, bánh trưng hay bánh chưng? bánh giày hay bánh dày? Và dù người ta có trả lời là từ nào thì mình cũng nhẹ cái đầu hơn là băn khoăn không biết mình có đúng chính tả hay không.
Mình vốn dân Quảng Ninh (đẻ ra đã thường xuyên ngọng n và l, hay nhầm tr và ch, dễ lẫn s và x, :P), ngày nhỏ cũng không phải là học hành chỉn chu cho lắm, lúc đi học làm cô giáo thì thời gian gia sư kiếm xiền ăn học nhiều hơn thời gian học hành nghiên cứu,... và lý do to đùng nữa là mình vốn lười học chữ hơn học số, thế nên mình hơi bị mặc cảm về mặt chính tả. Ngày trước chỉ vì hay sai chính tả mà mình ngại viết blog, sau cứ viết bừa, viết mãi chắc cũng có người nhắc sai, hoặc là dám sai thì sẽ sửa đúng:P. Thế mà bạn bè vẫn hay gọi hỏi mình về chính tả, là vì con cái các bạn ấy đến tuổi học chữ,là vì mới có chuyện "bánh trưng" ở lễ hội đền Hùng, là vì mình vốn học sư phạm Ngữ Văn, ... Khổ thế!
Thôi không dài dòng bao biện nữa :D. Quay lại cái vụ "trưng" hay "chưng", "giày" hay "dày". Mình giờ không tin lắm vào từ điển, vào sách, vào ý kiến ông này ông nọ, mặc dù lúc cần thiết vẫn phải tra cứu, cơ mà tra cứu mang tính đối phó. Nhiều khi mình rất theo chủ quan. Cái từ "bánh trưng" và "bánh giày" mình từng giải thích cho học sinh (học sinh mình dạy thêm ở nhà cho đỡ nhớ nghề) thế này: Có nhiều cách để phân loại bánh. Dựa trên hình dáng, màu sắc, mùi vị, nguyên liệu,... hay cách thức làm bánh mà người ta đặt tên bánh khác nhau. Ví dụ dựa trên nguyên liệu làm bánh thì ta có: bánh khoai, bánh ngô, bánh cốm,... Còn dựa trên cách thức làm bánh ta có: bánh rán, bánh chưng, bánh giày,... Chưng ở đây là chưng cất, nấu lửa nhỏ. Bánh chưng là thứ bánh cần chưng, đun lửa nhỏ lâu lâu. Giày ở đây là giày vò, giày vò cho thật nhuyễn bánh, đặc trưng của bánh giày là rất nhuyễn. Theo tiếng địa phương có nơi gọi giày là giầy nên gọi bánh giầy cũng không sao cả. Vài năm nữa người ta thay sách hoặc có phát kiến mới thì có thể hai loại bánh này mang tên mới! :D.
Chưa thấy có phụ huynh nào alo phê bình cô giáo ếch cốm (ngồi xó nhà) này về vụ chính tả, cơ mà như đã trình bày dài dòng ở trên, cô giáo nói nhiều cũng sợ nhịu, cứ post một entry về chuyện này xem bà con có ý kiến gì không?
Đang định viết 1 bài về cái vụ sai lỗi chính ta "bánh trưng" ở đền Hùng đây. Nay thấy có mẹ Tôm viết bài này nên thôi, không viết nữa :)) :))
Trả lờiXóaDạ em xin có hai ý kiến với cô giáo ạ:
Trả lờiXóa- 1 là: lần đầu em biết chị đã từng làm cô giáo, thảo nào trông rất là...em chả biết tả thế nào..kiểu dịu dàng, nhẹ nhàng ấy.
- 2 là : em cũng là người Quảng Ninh. Nhưng được cái em không bị ngọng. Chồng em cũng người Quảng Ninh. Thỉnh thoảng viết gì quan trọng vẫn phải hỏi vợ là viết thế nào.
- 3 là: cô giáo diễn giải rất dễ hiểu: Từ trước đến giờ em vẫn biết là bánh chưng và bánh giày nhưng chưa bao giờ thắc mắc sao không phải là bánh trưng, chỉ thấy ai viết thế mình thấy rất buồn cười thôi. Giờ mới biết nguồn gốc đấy
banh day chu co phai banh giay dau nhi? dat ten theo kieu nay thi em co phat kien la dat "banh chung" thanh "banh nau", còn "banh day" la " banh gia" nhe !
Trả lờiXóaHi hi... thú thật là bí quá nên cứ nghĩ ra cách nào hợp lý một tí cho học sinh đỡ hỏi vặn, vớ phải học sinh bảo sao không gọi bánh chưng là bánh nấu thì chắc mình khóc thét tại chỗ quá! :D Thật ra chỉ là cái tên mặc định, nếu thích gọi là bánh chó bánh mèo ngay từ đầu thì những người đi sau chắc cũng cứ gọi như thế ấy nhỉ :P
Trả lờiXóa